Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Vay vốn kích cầu PH thành con nợ

Go down 
Tác giảThông điệp
Yukihooseki

Yukihooseki


Tổng số bài gửi : 29
Join date : 07/07/2009
Age : 31

Vay vốn kích cầu PH thành con nợ Empty
Bài gửiTiêu đề: Vay vốn kích cầu PH thành con nợ   Vay vốn kích cầu PH thành con nợ I_icon_minitimeSat Aug 01, 2009 1:01 pm

Vay vốn kích cầu PH thành con nợ 65107739-small_117893
Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) đã đầu tư cho phòng thí nghiệm vật lý hơn 100 triệu đồng từ nguồn vốn kích cầu. Trong ảnh: một giờ thực hành của học sinh lớp 12 Ảnh: TT

Các trưòng vay vốn “kích cầu” để xây dựng trường, ngân sách thành phố chi trả lãi và phụ huynh đóng góp cho đến khi nhà trường trả hết nợ. Số tiền mỗi phụ huynh đóng hàng tháng tùy theo từng trường, từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn đồng. Như vậy, thực tế phụ huynh học sinh bất đắc dĩ trở thành các “con nợ”…

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn với những hiệu quả rõ rệt từ thực tế. Nhưng đi cùng với nó là sự lớn dần của các khoản tiền đóng góp với hàng chục tên gọi khác nhau, mà trong nhiều trường hợp đã vượt quá sức chịu đựng của phụ huynh. Trong đó, đáng kể nhất là khoản đóng góp được gọi là "kích cầu"...

"Theo đúng tuyến con tôi vào học tại Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM. Theo qui định, mỗi HS trường này sẽ phải đóng 120.000 đồng/tháng tiền kích cầu. Nhà trường giải thích đây là khoản tiền đóng góp xây trường và chúng tôi sẽ đóng cho đến khi nào trường "hết nợ" thì thôi! Nếu được chọn lựa, có lẽ tôi phải tìm cho con một trường khác không phải đóng tiền kích cầu". Đây là tâm tư của một người cha có con đang học lớp 6 trường này. Câu chuyện của anh cũng không phải chuyện cá biệt của riêng một ngôi trường nào. Nhiều phụ huynh vẫn không rõ vì sao họ phải gánh thêm khoản tiền không thể không đóng này...

Cùng nhau trả nợ... ngân hàng

Tại TP.HCM hiện có khoảng 40 đơn vị trong ngành giáo dục có dự án vay vốn thuộc chương trình kích cầu, với mức vay từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỉ đồng. Đây là các dự án vay vốn xây dựng, mở rộng, nâng cấp trường lớp, trang thiết bị dạy học... theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Ngân sách TP sẽ chi trả lãi suất, các trường phải trả dần phần vốn vay và được thu tiền phụ huynh. Mức thu bao nhiêu, thu bao nhiêu năm đều ghi rõ trong dự án vay. Và trong thực tế, các bậc phụ huynh có con em học tại những trường này mới chính là các "con nợ".

Mức đóng tiền kích cầu hiện từ 5.000 đồng/tháng đến hàng trăm ngàn/tháng tùy dự án và tùy số nợ từng trường. Tổng số tiền vay theo dự án xây mới hoàn toàn Trường THPT Lương Thế Vinh năm 2002 lên đến hơn 22 tỉ đồng. Ngôi trường khang trang bậc nhất nhì TP.HCM này đồng thời cũng chính là "con nợ" lớn nhất trong số các trường phổ thông có vay vốn kích cầu. Phụ huynh trường này đã đóng tiền kích cầu từ năm học 2003-2004 và sẽ đóng đến tận năm 2012 với mức 120.000 đồng/tháng. Thử làm một phép so sánh: Khoản tiền kích cầu này còn cao hơn mức học phí (110.000 đồng/tháng đối với bậc THPT và 90.000 đồng/tháng ở bậc THCS) tại ngôi trường công lập tự chủ tài chính này.

Nhưng không chỉ có các bậc phụ huynh đang nặng nề với tiền kích cầu. Nhiều trường khác cũng đang khổ sở với khoản này! Ở hầu hết các trường, số tiền thu được hằng năm luôn thấp hơn số nợ phải trả ngân hàng. Bằng cách nào các trường bù thêm số tiền này? Ban giám hiệu Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết hai năm gần đây trường phải "góp" thêm mỗi năm khoảng 300 triệu đồng. Để có số tiền này, trường phải "ngắt" bớt các khoản phúc lợi dành cho CB, GV, CNV nhà trường.

Nhưng không phải trường nào cũng có thể tạo ra nguồn phúc lợi từ mặt bằng, giữ xe... để ngắt ra trả nợ. Nhiều trường đã góp cùng phụ huynh trả nợ kích cầu bằng cách chia bớt khoản tiền cơ sở vật chất bán trú thu từ HS.

Những "nhà kinh tế" bất đắc dĩ

Không thể phủ nhận hiệu quả các dự án kích cầu trong ngành giáo dục. Nhưng sự phát triển này để lại một bất công liên quan đến các khoản đóng góp trong nhà trường. Khi con mình được phân tuyến vào một trong các trường kích cầu, phụ huynh phải chọn một trong hai cách: hoặc phải "chạy" cho con sang trường khác trái tuyến hoặc phải đóng tiền kích cầu. Cùng cấp lớp, cùng loại hình trường nhưng các khoản tiền trường trong qui định ở các trường vay kích cầu có thể cao gấp đôi so với các trường được xây mới từ vốn ngân sách cấp.

Đây chính là nguyên nhân gây ra những bức xúc "đến hẹn lại lên" của phụ huynh. Ở những trường không vay kích cầu, những bức xúc lại có nguyên do từ hàng chục khoản tiền nhà trường hoặc ban đại diện cha mẹ học sinh vận động đóng góp. Từ quĩ hội, tiền mua bàn ghế cho HS, nâng cấp sân trường, gạch lát các lớp học, mua quạt, đèn, bảng đen đến các công trình bếp ăn… Các khoản này không nằm trong danh sách các khoản thu theo qui định. Thanh tra ngành vào cuộc thanh tra nhiều trường nhưng cho đến nay vẫn chưa có khoản thu sai cụ thể của trường nào được thông báo công khai!

Nói như hiệu trưởng một trường THCS ở Q.3, TP.HCM: "Không nói ra nhưng các trường và quản lý ngành đều thấu hiểu trước một thực tế: có nhiều hoạt động ở trường sẽ không thực hiện được nếu không huy động đóng góp của phụ huynh. Ngay việc trả lương cho bảo mẫu, cấp dưỡng bao nhiêu năm qua được chi từ tiền bán trú phí do phụ huynh đóng. Suy cho cùng cũng vì muốn phát triển nhưng các trường thiếu kinh phí nên dù muốn dù không vẫn phải nhờ vào sự hỗ trợ của phụ huynh. Điều này chính là mặt trái của chủ trương xã hội hóa giáo dục".

Còn thầy Kim Vĩnh Phúc, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, tâm tư: "Làm hiệu trưởng, chúng tôi không chỉ làm giáo dục mà bất đắc dĩ trở thành những nhà kinh tế; phải nặng đầu với những tính toán chuyện cơm áo gạo tiền cho đội ngũ cả trường, lo trả nợ đúng hạn, lo cân đối sử dụng hiệu quả các khoản đóng góp từ phụ huynh…". Không lo sao được thực tế nhà trường đang hoạt động theo cơ chế công tư chưa rạch ròi! Càng phát triển xã hội hóa, nỗi lo "kinh tế" của lãnh đạo các trường có lẽ sẽ ngày càng lớn dần và nặng nề hơn.

(Theo Phúc Điền - Tuổi trẻ)
Về Đầu Trang Go down
 
Vay vốn kích cầu PH thành con nợ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chương trình : BIến ý tưởng thành hành động bảo vệ môi trường
» Cùng tham gia cuộc thi " hãy biến ý tưởng thành hành động"
» HUTECH tổ chức Lễ kỷ niệm 17 năm ngày thành lập Trường
»  Khóa tiếng anh giao tiếp thành thạo - Ưu đãi lớn tháng 8
» Chung kết cuộc thi “Sinh viên thanh lịch Saigon ACT năm 2011”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: (Bảng tin Lương Thế Vinh) :: Tin tức - Sự kiện-
Chuyển đến